Trà được chứng minh là thức uống tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu bạn uống trà mỗi ngày thì cơ thể sẽ thế nào? Trong số các loại trà, trà xanh là một trong những loại trà tốt nhất cho sức khỏe vì có đặc tính chống oxy hóa cao.

Sau đây các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 5 điều quan trọng có thể xảy ra khi bạn uống trà mỗi ngày.

1. Tim khỏe hơn

Chuyên gia Amy Goodson, nhà tư vấn dinh dưỡng tại Đại học Texas Christian University (Mỹ), cho biết một số loại trà như trà đen, trà xanh, trà dâm bụt, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp hạ huyết áp, giảm mức cholesterol xấu và tăng cường chức năng tim mạch tổng thể.

Trà đen cung cấp cho cơ thể các hợp chất có lợi như theaflavin, thearubigins, giúp giảm mức Cholesteron xấu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

2. Chức năng nhận thức tốt hơn

Tiến sĩ Trista Best, chuyên gia dinh dưỡng tại Sở Y tế quận Whitfield, Bang Georgia (Mỹ), cho biết trà xanh có chứa L-theanine, một loại axit amin hoạt động phối hợp với caffeine giúp tăng cường năng lượng, cải thiện sự tỉnh táo và chức năng nhận thức.

3. Ít mắc bệnh mạn tính hơn

Uống tách trà sau khi ăn sáng sữa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tiến sĩ Best cho biết: Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa catechin - giúp trung hòa các gốc tự do có hại trong cơ thể, giảm căng thẳng oxy hóa và nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Chất chống oxy hóa trong trà xanh cũng giúp trung hòa các gốc tự do và giảm tổn thương tế bào.

4. Kiểm soát mức đường huyết tốt hơn

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Journal of Research in Medical Sciences, cho thấy trà xanh có tác dụng tích cực trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất - liên quan trực tiếp đến việc kiểm soát mức đường huyết, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Cả trà đen và trà ô long đều có tác dụng này.

5. Có thể khó ngủ

Chuyên gia Goodson cho biết: Bởi vì trà chứa caffeine, tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến bồn chồn, tăng nhịp tim và khó ngủ.

Tiêu thụ nhiều trà có chứa caffeine như trà xanh, trà đen lâu dài có thể làm gián đoạn chu kỳ và chất lượng giấc ngủ.

Còn theo chuyên gia Vidhi Chawla, nhà dinh dưỡng hàng đầu của Ấn Độ, giải thích: Mặc dù trà có thể là loại đồ uống thơm ngon và dễ chịu, nhưng nó có chứa caffein, một chất kích thích có thể ảnh hưởng đến cơ thể.

Vì vậy, cô Chawla nhấn mạnh một số tác động tiêu cực tiềm ẩn của việc uống trà vào sáng sớm khi bụng đói:

  • Tăng sản xuất axit, kích ứng dạ dày

Uống trà hoặc bất kỳ đồ uống chứa caffein nào khác vào buổi sáng khi bụng đói có thể dẫn đến tăng axit và khó chịu tiêu hóa. Nguyên nhân là do caffein trong trà có thể kích thích sản xuất axit dạ dày, gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến khó chịu, đầy bụng và buồn nôn.

  • Làm giảm sản xuất hóc môn cortisol

Ngoài ra, uống trà vào buổi sáng sớm có thể cản trở quá trình sản xuất cortisol tự nhiên của cơ thể. Theo chuyên gia Chawla, cortisol là một loại hoóc môn giúp điều chỉnh chu kỳ đánh thức giấc ngủ và cung cấp năng lượng trong suốt cả ngày.

Tiêu thụ caffein vào buổi sáng sớm có thể cản trở khả năng sản xuất cortisol của cơ thể, dẫn đến cảm giác mệt mỏi và uể oải trong cả ngày.

  • Mất nước

Trà là chất lợi tiểu nên có thể gây mất nước, đặc biệt là vào buổi sáng khi cơ thể đã bị mất nước do không có nước qua đêm.

  • Cản trở việc hấp thụ chất dinh dưỡng

Trà có chứa tanin, có thể liên kết với các khoáng chất như sắt và canxi, khiến cơ thể khó hấp thụ chúng.

  • Làm hư răng

Trà có chứa axit tự nhiên có thể ăn mòn men răng, đặc biệt khi uống nhiều hoặc trong một thời gian dài.

Theo chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Pooja Makhija, tác giả sách bán chạy về dinh dưỡng của Ấn Độ, thời điểm tối ưu để uống trà là vào giữa buổi sáng sau khi ăn sáng, vì đây là lúc quá trình trao đổi chất bắt đầu hoạt động thông suốt.

 

Tổng hợp

 

Góc gốm Bát Tràng khác