CHIÊM NGƯỠNG HIỆN VẬT GỐM SỨ VIỆT NAM QUÝ HIẾM TRĂM NĂM
Ở Việt Nam, tượng gốm sớm nhất đã được tìm thấy trong Văn hóa Phùng Nguyên, thuộc sơ kỳ thời đại kim khí, có niên đại cách ngày nay khoảng 4000 – 3500 năm. Đến thời kỳ phong kiến tự chủ (thế kỷ 10 – đầu thế kỷ 20), cùng với sự phát triển của nghề gốm, tượng gốm ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
Gốm men lam cổ
Lấy cảm hứng từ thiên nhiên, cuộc sống hàng ngày, bằng bàn tay tài hoa, sức sáng tạo và óc thẩm mỹ, các nghệ nhân gốm Việt xưa đã thổi hồn vào đất để tạo ra những tượng gốm phản ảnh sinh động các mặt đời sống xã hội, thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử. Không chỉ đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người Việt, tượng gốm còn được sản xuất để phục vụ việc thực hành các nghi lễ thờ cúng, niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng.
Tượng gốm cổ Việt Nam được làm bằng nhiều chất liệu gốm như gốm xốp, đất nung, sành, gốm men, sứ và hiện diện trong đủ các dòng men khác nhau như men trắng, men rạn, men nâu, men lục, men vàng, men ngọc, hoa lam, hoa nâu, nhiều màu...
Nhiều hiện vật gốm sứ quen thuộc nhưng quý hiếm từ thế kỷ 11 đến nửa đầu thế kỷ 20 như bộ lư hương, bát nhang, ấm, bộ ấm trà, chậu, đôn voi, đôi lân... gợi nhớ ký ức của nhiều người, được trưng bày tại Bảo tàng TP.HCM.
Bảo tàng TP.HCM phối hợp Hội Cổ vật TP.HCM tổ chức trưng bày chuyên đề Du xuân - Cổ ngoạn.
Trưng bày chuyên đề giới thiệu 150 hiện vật quý hiếm và độc đáo của 21 nhà sưu tập đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước như: TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Tiền Giang, An Giang, Thanh Hóa...
* Tìm về ký ức qua những hiện vật quen thuộc
Các hiện vật quen thuộc như: bộ ấm trà, chậu, đôn voi, đôi lân, bộ lư hương, bát nhang, bát điếu, tượng ông địa... được trưng bày là những hiện vật quý hiếm.
Tại triển lãm, nhà sưu tập Hồ Hoàng Tuấn giới thiệu bộ lư hương, bát nhang được làm từ gốm vẽ men xanh trắng và men màu sản xuất ở Sài Gòn có niên đại đầu thế kỷ 20.
Anh Hồ Hoàng Tuấn cho biết anh mua các hiện vật này từ một gia đình ở Tiền Giang.
Điểm đặc biệt của bộ lư hương, bát nhang gốm này được vẽ men lam hoặc men nhiều màu, vẽ cảnh (sơn thủy tùng đình, chim hoa, linh thú, bát tiên, các điển tích, điển cố truyền thống phương Đông...).
Còn nhà sưu tập Lê Thanh Nghĩa góp nhiều cổ vật trưng bày. Trong đó nổi bật là các bộ ấm trà, bát điếu có hoa văn độc đáo, được Việt Nam đặt hàng Trung Quốc sản xuất năm 1841 - 1847.
Nhà sưu tập Phạm Quốc Định mang đến đôi lân gốm men nhiều màu thế kỷ 20. Hiện vật này có xuất xứ Trung Quốc. Hay đôn voi gốm men nhiều màu của Việt Nam, sản xuất từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Ông Lê Thanh Nghĩa - chủ tịch Hội Cổ vật TPHCM - cho biết các hiện vật trưng bày được làm từ nhiều chất liệu, có nguồn gốc, xuất xứ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp...
Trong đó, gốm sứ Việt Nam chiếm số lượng nhiều nhất, từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn, có niên đại từ thế kỷ 11 đến nửa đầu thế kỷ 20.
"Triển lãm chuyên đề này giúp những người yêu cổ ngoạn tìm thấy ký ức dân tộc qua những câu chuyện từ hiện vật, để hiểu thêm về những tri thức lịch sử văn hóa" - ông Lê Thanh Nghĩa cho biết.
* Trưng bày 150 hiện vật quý, hiếm
Trưng bày chuyên đề Du xuân - Cổ ngoạn giới thiệu 150 hiện vật quý hiếm, độc đáo, là những di sản văn hóa vật thể, gồm bốn phần chính.
Phần sưu tập ấn, tín ký giới thiệu các ấn tín ký quý hiếm mang giá trị lịch sử cao.
Phần sưu tập tượng thờ dân gian Nam Bộ gồm những hiện vật gốc phản ánh đời sống tín ngưỡng của người dân Nam Bộ.
Còn phần sưu tập gốm Việt Nam (thời Lý - Trần - Lê - Nguyễn) giới thiệu những hiện vật tiêu biểu có giá trị về lịch sử, văn hóa; đồng thời minh chứng sự phát triển của nghề gốm Việt Nam qua các thời kỳ.
Phần sưu tập sứ ký kiểu và pháp lam thời nhà Nguyễn gồm các hiện vật là đồ sứ ký kiểu, pháp lam có màu sắc, hoa văn trang trí đa dạng.
Bà Đoàn Thị Trang - phó giám đốc Bảo tàng TPHCM - nói ngoài các chủ đề trên, không gian trưng bày còn có tượng Phật Nhật Bản, hộp bút, sách thêu, gươm cổ...
Theo Tuổi trẻ
Góc gốm Bát Tràng khác
- VÌ SAO ĐỨC PHẬT, BỒ TÁT NGỒI TRÊN HOA SEN?
- THẦN TÀI TRONG TÍN NGƯỠNG VĂN HOÁ DÂN GIAN CÁC NƯỚC
- Om mani padme hum là gì? Ý nghĩa câu thần chú trong đạo Phật
- VUI: Dự báo tổng quan vận khí tháng 7 của 12 CON GIÁP. P2
- VUI: Dự báo tổng quan vận khí tháng 7 của 12 CON GIÁP. P1
- Lễ hội vía Bà chúa Xứ Sam - nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng người Việt
- Diêu trì Địa mẫu là ai?
Góc gốm Bát Tràng
Hỗ trợ trực tuyến
-
Mr Tuyên
Thống kê truy cập
- Đang truy cập 2
- Trong ngày 588
- Hôm qua 698
- Truy cập nhiều nhất 4159
- Tổng truy cập 1415696