Diêu trì Địa mẫu là ai?
Diêu Trì Địa Mẫu, còn được gọi là Đức Phật Mẫu, không chỉ được thờ cúng ở các điện mà còn được nhiều gia chủ tôn kính tại gia. Nếu bạn đã từng nghe về Diêu Trì Địa Mẫu nhưng chưa biết bà là ai, hình tượng của bà có ý nghĩa gì và cách thờ cúng như thế nào, hãy cùng gốm sứ Bát Tràng tìm hiểu thông tin.
Diêu Trì Địa Mẫu là ai?
Diêu Trì Địa Mẫu có nhiều danh hiệu khác nhau như Diêu Trì Kim Mẫu, Đức Phật Mẫu, Kim Bàn Phật Mẫu, Cửu Thiên Huyền Nữ, Thiên Hậu, Địa Mẫu, Đại Từ Mẫu, Mẫu Hoàng và còn được biết đến với danh xưng Tây Vương Mẫu hay Bà Trời… Bà được cho là có công đức lớn trong việc tạo ra sinh linh vạn vật và giúp con người phát triển.
Có nhiều truyền thuyết khác nhau về Diêu Trì Địa Mẫu, nhưng bà thường được mô tả là một nữ thần hiền lành, từ bi với diện mạo của một bà lão. Bà có nhiều hình tượng khác nhau, nhưng thông thường bà sẽ ngồi trên một con chim phượng hoàng hay một con công, đầu đội chiếc khăn trùm đầu.
Ban thờ Diêu trì Địa Mẫu. Hình minh họa.
Theo Đạo giáo và một số truyền thuyết khác, bà là nữ thần có vị thế tối cao, tiêu biểu trong hệ thống tín ngưỡng Đông Á. Bà sống tại núi Côn Lôn, đây là dãy núi nổi tiếng trong thần thoại của Trung Hoa. Người ta tin rằng Kim Bà Phật Mẫu sống ở cung Dao Trì thuộc núi Côn Lôn, ở đây có một khu vườn trồng nhiều bàn đào, là giống đào tiên có thể khiến người ta ăn vào trẻ mãi không già.
Trong khi đó, một thuyết khác cho rằng, ở thời kỳ hỗn mang khi chưa có Trời Đất, vũ trụ chỉ có chất khí hỗn độn còn gọi là khí Hư vô. Khí này ngưng kết sinh ra một khối Đại Linh Quang gọi là Thái Cực, toàn tri toàn năng, thiên biến vạn hóa có thể thống trị càn khôn vũ trụ. Người quản lý ngôi Thái Cực này là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngài chia Thái Cực thành Lưỡng Nghi là Dương Quang và Âm Quang, trong đó ngài chưởng quản khí Dương Quang. Sau đó hóa thân ra Đức Phật Mẫu chưởng quản khí Âm Quang.
Lại có thuyết khác cho rằng, thuở hỗn mang, trời đất sinh ra Nguyên Thủy Thiên Vương, sau đó lại sinh ra Thái Nguyên Ngọc nữ, Ngọc nữ sinh ra Thiên hoàng và Tây Vương Mẫu, Thiên Hoàng lại sinh ra Địa hoàng, Địa hoàng sinh ra Nhân hoàng. Hay có thuyết nói rằng Tây Vương Mẫu tên Dương Hồi, cùng chồng là Họa Thiên Thiên Đế hòa hợp hai khí âm dương của trời đất, là chủ nhân cai quản vạn vật trên thế gian.
Diêu Trì Địa Mẫu do nhị khí âm dương hình thành, có quyền phép vô biên, nắm gọn thiên điều càn khôn, được gọi là Kim Bàn Phật Mẫu. Bà cai quản các nữ thần, hơn nữa, trong Tam Thế, bất kỳ ai khi đắc đạo thành tiên khi lên trời đều phải bái Kim Mẫu hay Diêu Trì Địa Mẫu thì mới có thể lên chín tầng mây.
Trong Đạo giáo, Ngày lễ Diêu Trì Kim Mẫu là ngày 3 tháng 3, cho rằng đây là ngày sinh và cũng là ngày bà mở Hội Bàn Đào. Còn trong Đạo Cao Đài thì ngày lễ Diêu Trì Kim Mẫu là ngày rằm tháng 8, còn gọi là ngày Hội Yến Diêu Trì. Trong khi đó, lễ vía Mẹ Diêu Trì Địa Mẫu thường được tổ chức vào ngày 18 tháng 10.
Ý nghĩa hình tượng Diêu Trì Địa Mẫu
Theo Phật Mẫu Chân Kinh, mỗi người ở cõi linh thiêng đều có hai thể: Chân linh (linh hồn) và chân thần (thân xác) do Đức Phật Mẫu tạo ra. Đức Chí Tôn còn được gọi là Đại Từ Phụ, còn Đức Phật Mẫu được gọi là Đại Từ Mẫu. Đức Phật Mẫu đại diện cho thân xác của con người và có quyền chủ trì khí âm quang trong vũ trụ.
Ở cõi phàm trần, con người có 3 thể, một là chân linh, một là chân thần và thể còn lại là xác thân phàm trần do cha mẹ tạo ra. Vì vậy, ngoài hai vị cha mẹ nơi phàm trần thì con người còn hai đấng cha mẹ chung linh thiêng là Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu. Một số tài liệu cho rằng, Đức Phật Mẫu hiện ngự tại Cung Diêu Trì ở tầng trời thứ chín còn gọi là trời tạo hóa thiên ở Cửu Trùng Thiên.
Diêu Trì Địa Mẫu được mô tả với nhiều hình tượng khác nhau. Theo Đạo giáo thì bà được hình dung là một bà già hiền lành, có khi là một nữ thần tiên có dung mạo tuyệt diễm. Theo một truyền thuyết khác, Tây Vương Mẫu mặc áo màu hoàng kim, thân đeo một dải linh phi đại thụ, đầu búi tóc hình hoa lớn, eo mang kiếm Phân Cảnh. Phục sức đầy hoa văn đẹp đẽ, dung mạo cỡ ba mươi, mỹ mạo tuyệt thế. Trên đầu bà đội mũ Thái Chân Thần Anh, chân mang giày Huyền Quỳnh Phụng Văn. Theo thời gian, đến nay bà được mô tả là một vị thần nữ đẹp và nhân từ, thường đi kèm với các tỳ nữ xinh đẹp xung quanh. Bà thường ngồi trên một con chim phượng hoàng hay một con công, trên đầu có một chiếc khăn trùm đầu. Hình ảnh bà cũng thường được thể hiện cùng chim hạc hay các loại chim khác.
Hiện nay, các tượng Diêu Trì Địa Mẫu được thể hiện trong tư thế đứng trên quả cầu tượng trưng cho trái đất. Dung mạo Bà tươi đẹp, đầu có búi tóc lớn với nhiều trang sức lộng lẫy. Thân Bà mặc xiêm y là áo dài, thường có màu xám, đen hoặc xám đen, tay bắt ấn giáo hóa.
Diêu Trì Địa Mẫu thường biểu thị những điều tốt đẹp trong cuộc sống, như sự sung túc, giàu có, lâu dài, thanh danh và tiếng tăm tốt. Ngoài ra, tên gọi "Mẫu" trong danh xưng của bà còn có ý nghĩa là mẹ, vì vậy bà thường được thờ để cầu cho gia đình có những đứa con thông minh, ngoan ngoãn và mong muốn cuộc sống gia đình hòa thuận.
Công đức và quyền năng của Địa Mẫu
Theo các tài liệu, Địa Mẫu là vị thần chịu trách nhiệm phân trời là dương và đất là âm, giúp mang lại ánh sáng cho mặt đất và bầu trời, tạo nên sinh khí cho vạn vật. Địa Mẫu cũng quản lý ba ánh sáng là Tinh, Nhật và Nguyệt cùng bốn phương tám hướng. Người ta thờ bà để tưởng nhớ và tôn kính người bảo dưỡng vạn vật và muôn loài trên trái đất.
Địa Mẫu giúp hóa sanh loài người và trợ giúp mùa màng, đất đai. Bà cũng được cho là nguồn gốc của những giọt mưa giúp các loại ngô lúa tốt tươi phát triển. Quyền năng của Địa Mẫu được biểu tượng qua Tán Tụng Công Đức Diêu Trì Phật Mẫu và Phật Mẫu Chân Kinh. Bà chưởng quản Kim Bàn và có khả năng hóa linh vật theo ý muốn, cùng với vai trò cai quản tạo hóa và giáo hóa chúng sinh.
Để thờ cúng Diêu Trì Địa Mẫu, trước hết cần chọn địa chỉ thỉnh tượng phù hợp. Sau đó, thực hiện các bước lập điện thờ theo đúng nghi thức. Tùy vào không gian và điều kiện mà gia chủ có thể lựa chọn mẫu tượng phù hợp. Ngày nay, tượng Diêu Trì Địa Mẫu không chỉ được thờ cúng ở chùa và điện lớn mà còn có thể thờ cúng tại gia.
ST tham khảo
Góc gốm Bát Tràng khác
- Bàn thờ nên để 3 chén hay 5 chén nước?
- Thay bàn thờ mới phải thắp hương bao nhiêu ngày?
- Thay bàn thờ mới, bàn thờ cũ xử lý thế nào?
- Thay bàn thờ mới trong gia đình cần làm những gì?
- VÌ SAO ĐỨC PHẬT, BỒ TÁT NGỒI TRÊN HOA SEN?
- THẦN TÀI TRONG TÍN NGƯỠNG VĂN HOÁ DÂN GIAN CÁC NƯỚC
- Om mani padme hum là gì? Ý nghĩa câu thần chú trong đạo Phật
Góc gốm Bát Tràng
Hỗ trợ trực tuyến
-
Mr Tuyên
Thống kê truy cập
- Đang truy cập 5
- Trong ngày 108
- Hôm qua 280
- Truy cập nhiều nhất 4159
- Tổng truy cập 1423158