Những lưu ý khi thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa
Thần Tài trong đời sống tâm linh của người Việt Nam là một vị thổ thần được xem như thần thổ địa trong nhà. Ông thường giúp cai quản đất đai, phù hộ và giúp đỡ con người trong làm ăn buôn bán đồng thời còn giúp trông coi gia súc, đất đai và tiền bạc châu báu.
Việc thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa trong tiềm thức của người Việt Nam giúp mang lại một lợi ích tinh thần vô cùng to lớn trong các gia đình có sự thờ cúng vị thần may mắn này.
Thần Tài là ai? Có bao nhiêu vị Thần Tài?
Thần Tài là một vị thần luôn được nhắc đến trong kinh doanh buôn bán. Vậy Thần Tài là ai, có bao nhiêu vị Thần Tài và tại sao cần phải thờ thần Tài?
Tại Việt Nam, hình tượng ông thần tài thường được xuất hiện với hình ảnh một nhân vật râu tóc trắng bạc phơ, ngồi trên ghế vàng tay cầm vàng thỏi, khuôn mặt rất hiền từ và phúc hậu.
Theo quan niệm dân gian thì ông thần tài là vị thần sẽ giúp mang đến nhiều tài lộc cho gia đình nào thờ cúng ông, đa số các gia đình thờ cúng ông thần Tài đều có những lần làm ăn phát đạt và có được nhiều may mắn trong cuộc sống.
Hình bóng ông thần tài luôn xuất hiện ở khắp mọi nơi, dù ở các con phố hay nơi thôn làng thì bạn đều có thể bắt gặp hình ảnh vị thần này được thờ cúng trong nhà. Còn đôi với những người buôn bán thì việc thờ cúng ông thần tài từ lâu đã là một thói quen trong tập quán của nhiều người vì sẽ giúp họ mua may bán đắt.
thần Tài là một vị thần có nhiệm vụ cai quản tiền bạc, tài lộc trên thiên giới và trong một lần say rượu đã rớt xuống trần gian, đầu đập vào đá và không biết mình là ai, ông cứ đi lang thang khắp nơi để xin ăn, lạ thay những nơi ông đi qua đều làm ăn phát đạt và họ đã lập bàn thờ để tưởng nhớ ông khi ông có trí nhớ lại và bay trở về Trời.
Nhắc đến thần Tài thì phải có ông Địa kế bên - ông là người cai quản đất đai và có khả năng xua đuổi những thế lực xấu xa, tà khí, hóa mọi điềm dữ thành lành. Chính vì thế, 2 ông thần được thờ chung với nhau vì người xưa quan niệm, đất đai màu mỡ, có đất có nhà thì mới làm ăn ra, có đất có trời thì mọi thứ mới được trọn vẹn.
Thần Tài khác Ông Địa (Thổ Công) thế nào?
Sự khác nhau giữa ông Thần Tài khác Ông Địa (Thổ Công) rất dễ nhận ra. Thần Tài xuất hiện với hình ảnh khoác lên mình những chiếc áo gấm nạm ngọc ngà, châu báu, bộ râu dài và tay cầm tiền vàng giúp trông coi và đem lại nhiều tiền bạc, may mắn về mặt kinh tế cho gia đình.
Còn ông Thổ Địa (Thổ Công) thì gắn với nụ cười hả hê, chiếc bụng phệ và chiếc quạt nan chịu trách nhiệm canh giữ đất đai, ruộng vườn và nhà cửa của người nông dân.
Có bao nhiêu vị Thần Tài?
Vị Thần Tài ban phát tài lộc ở Việt nam chủ yếu được chia làm 2 loại:
+ Văn Thần Tài:
Văn Thần Tài gồm hai vị Bạch tinh quân và Lộc tinh quân giúp trông coi tiền tài của gia chủ. Bạch tinh quân thường xuất hiện với hình tượng một vị thân mặt trắng, tóc dài dáng vẻ oai phong lẫm liệt còn Lộc tinh quân thì có địa vị thường được xếp ngang với hai vị thần là Phúc và Thọ. Bạch tinh quân và Lộc tinh quân được tượng trưng cho tài lộc và sự thăng quan tiến chức trong công việc.
+ Võ Thần Tài:
Vị thần tài này tên Triệu Công Minh, vị thần này thường mặc chiến bào, cưỡi hổ, đầu đội mũ vàng với gương mặt sạm đen và râu dài, đậm. Một vị Võ Thần Tài khác hay còn được gọi tên là Quan Công hay Quan Đế, đây là vị thần rất được ưa chuộng và phổ biến trong phong thủy vì có thể giúp trừ ma, trấn công, hộ pháp,... Hình tượng này xuất phát từ văn hóa Trung Quốc.
Tại sao cần phải thờ Thần Tài – Thổ Địa?
Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, vào ngày mồng Một và chiều tối ngày rằm hàng tháng, các gia đình thường thực hiện lễ cúng gia thần và gia tiên. Mục đích của lễ cúng này là để cầu xin cho mọi thành viên trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn và thành đạt. Đặc biệt đối với những gia đình có kinh doanh, việc này trở thành một phần quan trọng không thể thiếu để cầu tài lộc hàng tháng.
Theo truyền thống dân gian, Thần Tài được xem là vị thần mang lại may mắn trong kinh doanh, công việc và đặc biệt là trong việc tạo ra tiền bạc và của cải cho gia chủ. Chính vì thế, các doanh nghiệp thường có một bàn thờ Thần Tài ở vị trí đắc địa nhất. Ngoài việc cúng vào ngày mùng 1 hàng tháng, vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm, người làm kinh doanh thường tiến hành lễ cúng đặc biệt (bao gồm 1 bình hoa tươi, 1 con tôm, 1 con cua, 1 miếng thịt lợn luộc, 1 con cá lóc nướng, 1 bộ tiền vàng, 1 đĩa trái cây tươi và 1 bình rượu) để mong đón nhận thật nhiều may mắn để cầu mong hanh thông, may mắn cho cả năm.
Bên cạnh Thần Tài, thì thần Thổ Địa cũng được dân gian tin rằng sẽ mang đến nhiều tài lộc. Thổ Địa là vị thần quản lý và bảo vệ một vùng đất cụ thể, do đó, để làm ăn thuận lợi trên mảnh đất này hoặc khi liên quan đến đất đai như xây nhà, trồng cây, hay đào huyệt, việc cúng ông địa là điều không thể thiếu.
Khi đặt bàn thờ, vị trí phải được chọn sao cho thông thoáng, và mọi người có thể dễ dàng quan sát bàn thờ. Bàn thờ cần được đặt tại một vị trí vững chắc.
Khi tiến hành lễ cúng, việc đọc văn khấn phải được thực hiện một cách tập trung và thành tâm, và cúng tế cần được bày biện cẩn thận. Văn khấn Thần Tài hiện nay không quá dài, nhưng nên học thuộc để thể hiện lòng chân thành và tôn trọng trong việc này.
Lưu ý khi đặt Ban thờ Thần Tài – Thổ địa
- Bàn thờ Thần Tài đặt ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, đặt ở dưới đất, gần cửa và tránh các lối đi lại. Không quay bàn thờ thần Tài về hướng Đông bắc, hướng Tây Nam. Bởi theo phong thủy đây là hướng không tốt, cần kiêng kị.
- Khi cúng thần tài vào mùng 10 tháng Giêng thì nên cúng đồ mặn như tôm luộc, thịt luộc,... và bày thêm khay giấy vàng, 3 cốc nước, 2 chén rượu, 2 cây đèn cầy, hoa quả tươi.
- Lưu ý khi cúng Thần Tài thì phải thắp bằng đèn dầu. Phải mặc trang phục lịch sự, thái độ thành tâm, trang nghiêm, không nói tục, chửi bậy, nói lời bất kính.
Vị trí đặt bàn thờ ông Địa và Thần Tài
Ông thần Tài là ước mong của gia chủ tăng sắc khí tài vận, công việc thuận lợi êm xuôi do đó hướng đặt bàn thờ cũng hết sức quan trọng. Bạn phải chọn vị trí có thể quan sát được hết lối ra của khách.
Thông thường, người ta sẽ dựa vào 2 hướng tốt, đó là hướng tốt của chủ (thường sẽ phụ thuộc vào tuổi gia chủ) và hướng đón vận khí (hướng đón tài lộc từ ngoài vào).
Một lưu ý nữa là khi đặt bàn thờ thần tài, bạn nên chọn cung Thiên Lộc, Quý Nhân vì đây là những cung tốt, mang lại tiền lộc và may mắn, phát đạt cho gia chủ.
Cung Tài vị: là nơi được gọi là “tàng phong tích khí”, thu hút tài lộc trong phòng khách mỗi gia đình.
Cung thiên lộc: chỉ hướng Đông Nam, hướng này sẽ giúp gia chủ đón nhiều vận khí tốt, mang đến nhiều may mắn, tài lộc.
Cung quý nhân: chỉ về hướng tây bắc, gia chủ sẽ luôn được quý nhân phù trợ, công việc kinh doanh suôn sẻ, gặp dữ cũng hóa lành.
Về việc chuẩn bị mâm cúng Thần Tài
Bên cạnh việc chuẩn bị bài văn khấn Thần Tài, quá trình tổ chức lễ cúng Thần Tài cũng đòi hỏi sự chú ý đặc biệt. Dưới đây là danh sách những lễ vật thường xuất hiện trên bàn cúng Thần Tài vào ngày mùng 10 âm lịch:
- Một bình hoa tươi trang trí.
- Mâm ngũ quả, bao gồm 5 loại trái cây tươi khác nhau.
- 5 cây nến để thắp sáng và tạo không gian thiêng liêng.
- 5 chum rượu, thường là rượu gạo.
- 2 chiếc đèn cầy để tạo sự lung linh cho bàn thờ.
- 2 điếu thuốc lá, thường được đặt bên cạnh bàn cúng.
- Một đĩa gạo trắng.
- Một đĩa muối hột.
- 2 miếng vàng hoặc bạc, thể hiện sự tôn trọng và cầu mong về tài lộc.
- Bộ tam sên luộc, gồm 1 miếng thịt ba rọi, 1 con tôm hoặc cua, và 1 quả trứng vịt.
Giờ thực hiện cúng Thần Tài
Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng nên được tổ chức vào buổi sáng. Giờ tốt nhất để cúng Thần Tài là 7 – 9 giờ hoặc 11 – 13 giờ.
Khi thực hiện cúng Thần Tài – Thổ Địa
Trước khi tiến hành lễ cúng Thần Tài – Thổ Địa, hãy dành thời gian để dọn dẹp và lau chùi bàn thờ cũng như khu vực xung quanh nó. Đồng thời, hãy tắm rửa tượng thần Thần Tài – Thổ Địa bằng rượu hoặc nước lá bưởi thường xuyên.
Tránh để các con vật tiến lại gần khu vực tượng thần trong suốt buổi lễ.
Hoa dùng để cắm bàn thờ cần phải là hoa tươi, không nên sử dụng hoa giả hoặc hoa đã héo. Mâm ngũ quả cũng cần phải đảm bảo là quả thật và tươi ngon.
Trong quá trình đọc bài cúng Thần Tài, gia chủ cần mặc đồ chỉnh tề và tránh những trang phục phản cảm. Tuyệt đối không được sử dụng ngôn ngữ tục tĩu, chửi thề hoặc nói những lời có thể xúc phạm đến các thần linh.
Đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa ở nơi sạch sẽ và thoáng mát, tránh nơi có lối đi ra vào. Hạn chế đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam, vì phong thủy coi đây là những hướng không tốt.
Trong lễ cúng Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng (Vía Thần Tài), nên cúng các món mặn như thịt heo luộc, trứng luộc, và tôm luộc. Đồng thời, hãy để ra 3 ly nước, 2 chén rượu, 2 cây đèn cầy, khay giấy vàng và trái cây tươi trên bàn cúng.
Ban thờ Thần Tài – Thổ Địa gồm những gì?
+ Tượng thần Tài Thổ Địa: Khi nhìn vào bàn thờ phải thấy Thần Tài ở bên trái, Thổ Địa ở bên phải, phía sau hai vị là bài vị. Bàn thờ Ông Địa Thần Tài phải dựa vào tường, ở nơi sạch sẽ, thoáng mát.
+ Bát hương: vị trí đúng của bát hương là ở chính giữa bàn thờ. Trong bát hương nên có tro trấu hoặc cát trắng tinh khiết
+ Hũ nước, muối, hũ gạo, đĩa đựng trái cây: 3 hũ muối, gạo, nước nên đặt giữa hai vị, đĩa trái cây đặt bên phía Ông Địa, lọ hoa đặt về phía Thần Tài.
+ 5 chén nước: 5 chén nước là một phần không thể thiếu trên bàn thờ.
+ Cóc ngậm tiền: khi chưng cóc ngậm tiền bạn nhớ lưu ý, ban ngày quay cóc ra ngoài, ban đêm phải quay cóc vào trong để giữ tài lộc.
Góc gốm Bát Tràng khác
- VÌ SAO ĐỨC PHẬT, BỒ TÁT NGỒI TRÊN HOA SEN?
- THẦN TÀI TRONG TÍN NGƯỠNG VĂN HOÁ DÂN GIAN CÁC NƯỚC
- Om mani padme hum là gì? Ý nghĩa câu thần chú trong đạo Phật
- VUI: Dự báo tổng quan vận khí tháng 7 của 12 CON GIÁP. P2
- VUI: Dự báo tổng quan vận khí tháng 7 của 12 CON GIÁP. P1
- Lễ hội vía Bà chúa Xứ Sam - nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng người Việt
- Diêu trì Địa mẫu là ai?
Góc gốm Bát Tràng
Hỗ trợ trực tuyến
-
Mr Tuyên
Thống kê truy cập
- Đang truy cập 5
- Trong ngày 688
- Hôm qua 793
- Truy cập nhiều nhất 4159
- Tổng truy cập 1385270