Theo phong tục của người dân Việt thì nghi lễ thờ cúng tổ tiên đã ăn sâu vào nếp sống chúng ta. Do đó bàn thờ gia tiên được xem là nơi vô cùng linh thiêng và trang nghiêm đối với từng gia đình. Việc bài trí bàn thờ đẹp, đúng cách theo phong thủy sẽ mang đến vận may tốt đẹp cho gia đình. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng biết cách sắp xếp và trang trí bàn thờ gia tiên đúng cách.

Làm thế nào để có thể bố trí được bàn thờ tổ tiên đẹp nhất? Chính là vấn đề mà được nhiều người quan tâm hiện nay. Sau đây là một số gợi ý để có thể bài trí bàn thờ gia tiên đẹp.

  1. Nơi đặt ban thờ
  • Ngày xưa, không gian sống chủ yếu là nhà cấp 4 (3 gian) thì thường, ban thờ gia tiên sẽ đặt trang trọng tại trung tâm phòng khách – gian giữa của ngôi nhà. Ngày nay, chúng ta thường xây nhà có lầu, nên tạo một gian phòng thờ riêng trong khu tầng lầu cao nhất. Vì thờ tự là nơi trang nghiêm, việc tạo không gian thờ riêng sẽ đảm bảo tính tôn nghiêm, thuận lợi cho sinh hoạt của con cháu, tránh ồn ào, và các hành động khiếm nhã (vô tình) trong sinh hoạt thường ngày.
  • Vị trí đặt ban thờ: gian chủ nên mời thầy hoặc tham khảo ý kiến của người uy tín trong vấn đề này, để có được vị trí đặt phù hợp với tuổi, hướng nhà.
  1. Các vật phẩm trên ban thờ
  • Bát hương (bát nhang): Bát hương chính là đồ vật cần thiết nhất trên bàn thờ vì vậy việc đặt bát hương thế nào gia chủ cần phải thật thận trọng. Và cách đặt bát hương tốt nhất với số lẻ 3, 5, 7. Đồng thời gia chủ chỉ nên dùng bát hương Bát Tràng vừa bền đẹp lại chứa yếu tố Thổ trong đó rất tốt. Đồng thời nên sử dụng tro sạch được đốt từ rơm rạ thơm để đầy bát hương, không nên dùng cát vì cát thường nặng và nóng.
  • Hạn chế dùng bát hương Tàu, nhất là các loại bát có chữ
  • Đỉnh hương: đỉnh (để đốt trầm ngày giỗ, tết) và 2 con hạc
  • Lọ hoa, lọ cắm hương, chóe đựng nước cúng, đèn dầu (nến), chén nước thờ, chóe đựng gạo/muối, mâm bồng (đựng quả thờ), bình rượu cho ban thờ gia tiên, lục bình
  1. Những điều kiêng kỵ với bàn thờ
  • Trong phòng ngủ nhất là của hai vợ chồng không nên đặt tượng thờ thần thánh.
  • Kiêng kỵ về thời gian lập bàn thờ: Lập bàn thờ thông thường sẽ được tiến hành giống nhập trạch. Vì thế việc lựa chọn thời gian là rất cần thiết.
  • Người bốc bát hương nên là chủ nhà miễn sao thành tâm và sạch sẽ (theo quan niệm xưa thì phụ nữ mang thai không nên làm việc này)
  • Không được để những thứ không liên quan đến thờ cúng ở trên bàn thờ đặc biệt là giấy công đức ở chùa, đình. Và nếu gia đình có thờ Phật thì nên để tách biệt ra và bàn thờ gia tiên để thấp hơn.
  • Nên thắp hương các loại hoa quả tươi và nước sạch không nên thờ đồ giả. Khi cúng xong cần bỏ xuống để hưởng lộc. Và cũng không nên để lễ mặn hay tiền lên trên bàn thờ.

Lưu ý: lọ hoa và đĩa trái cây nên đặt theo nguyên tắc: Đông bình, Tây quả. Có nghĩa: ngày xưa, ban thờ thường đặt theo hướng Nam. Theo đó, bình hoa đặt bên trái bàn thờ (phía Đông) để khi có gió Đông, Đông Nam thổi vào, hương hoa sẽ tỏa khắp ban thờ; còn đĩa quả đặt bên phải ( phía Tây ) để tiện tay phải các cụ dùng... Các hướng này xét theo hướng ban thờ nhìn ra.

Trên ban thờ, nếu được gia chủ nên đảm bảo đủ 5 yếu tố: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Trong đó: Bát nhang tốt nhất nên dùng gốm sứ vì được làm bằng đất (Thổ) – trung tâm của cuộc sống – trung tâm của ban thờ. Hỏa: nhang – đèn (dầu) hoặc nến. Mộc (ban thờ, hoành phi, câu đối). Thủy: nước/rượu cúng. Kim: tiền, vàng, đỉnh hương bằng đồng.

Mặc dù vậy, quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính của con cháu, gia chủ với ông bà/tổ tiên. Tùy điều kiện kinh tế gia đình, chúng ta sắm nhiều hay ít. Vì nhiều lí do, trong nhiều trường hợp, chúng ta chỉ cần sắm bát nhang, đèn, chén nước, lọ hoa, đĩa quả; hàng tháng thắp nhang ngày rằm, mùng Một là đủ.

 

 

Góc gốm Bát Tràng khác