Hình ảnh chim phượng (phụng) trong văn hóa, tín ngưỡng
Trong văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh con chim phượng hoàng (hay còn gọi chim phụng) sải đôi cánh dài uy nghi, lộng lẫy. Đây là một trong tứ bất tử: Long (rồng), Ly (kỳ lân), Quy (rùa), Phụng (phượng). Đề tài trang trí chim phụng cũng được thể hiện rất nhiều trên các sản phẩm gốm sứ, đặc biệt là các đồ vật thờ cúng, trang trí với ý nghĩa cầu mong sự thịnh vượng, trường tồn cho gia chủ. Vì nhiều lí do, Phụng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc, biểu tượng của đức hạnh và duyên dáng, thanh nhã, cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương.
Theo quan niệm của văn hóa phương Đông, tứ bất tử gồm: Long (rồng), Ly (kỳ lân), Quy (rùa), Phụng (phượng) hay còn gọi là Tứ Linh (bốn vị thần linh), đã hợp sức với (thần) Bàn Cổ để tạo ra thế giới. Chúng sử dụng thần thông của mình để tạo ra ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa và thổ), tạo ra 5 mùa (xuân, hạ, thu, đông, và cuối hạ) và chia thế giới thành 5 khu (bắc, nam, đông, tây và trung tâm).
Trong tứ bất tử, thì hình ảnh chim phượng hoàng là sự kết hợp các đặc điểm xinh đẹp nhất của nhiều giống chim: đầu gà, chiếc cổ cao của chim hạc, và bộ đuôi thướt tha rực rỡ của loài công. Phụng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công... Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa của nó: Đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, Bộ ngực là lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phụng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. Theo truyền thuyết, nó xuất hiện trong thời kỳ hòa bình thịnh vượng. Tại thời cổ đại, có thể tìm thấy hình ảnh của Phượng Hoàng trong các trang trí của đám cưới hay của hoàng tộc cùng với Rồng.
Điều thú vị là trong cuộc đời của mình, khi ánh hào quang tỏa chiếu, lông vũ tung phần phật và những ngọn lửa rực cháy. Con chim tự đốt cháy mình và phân hủy thành tro. Tất cả rơi vào tĩnh mịch... thế nhưng, nó không tự diệt mà từ đống tro tàn và con phượng hoàng con được tái sinh. Vì thế, phượng hoàng còn là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt cùng khả năng tái sinh, hồi sinh.
Phượng thường kết đôi với rồng: trong đó rồng là người đàn ông, phượng biểu trưng cho người phụ nữ. Không khó để nhận thấy, phượng thường được trang trí cho lục bình(vật mang tài lộc), dùng trang trí cho không gian phòng thờ, phòng khách; cùng với các họa tiết rồng (trang trí trong hoa văn trên các vật dụng thờ cúng) sẽ mang một ý nghĩa vô cùng độc đáo, hưng vượng cho gia chủ.
Ngoài ra, còn có quan niệm cho rằng phụng (Phượng) là tên con trống, con mái gọi là Loan. Vì vậy, hình ảnh loan - phụng hòa hợp, sum vầy được dùng cho hình ảnh đám cưới, hỉ sự trong gia đình, với mong muốn sinh sôi, nảy nở.
Góc gốm Bát Tràng khác
- ĐẶT TƯỢNG PHẬT CƯỜI TRONG NHÀ Ở VỊ TRÍ NÀO ĐỂ THU HÚT TÀI LỘC?
- Ý NGHĨA PHONG THỦY ĐỒ GỐM SỨ HỖ TRỢ 12 CON GIÁP MAY MẮN
- Ngũ hành là gì? Ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc
- Nửa cuối năm 2024, con giáp nào may mắn nhất?
- Tại sao bình hoa trên ban thờ nên để bên trái?
- Cung tài vị: ý nghĩa và cách nhận biết để kích hoạt tài lộc
- 7 nguyên tắc phong thủy tối thiểu nên áp dụng để: Công việc hanh thông, vận may không mời cũng đến
Góc gốm Bát Tràng
Hỗ trợ trực tuyến
-
Mr Tuyên
Thống kê truy cập
- Đang truy cập 10
- Trong ngày 1300
- Hôm qua 649
- Truy cập nhiều nhất 4159
- Tổng truy cập 1379150