Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người; đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình.

Bộ đồ thờ men rạn cao cấp gốm sứ Bát Tràng.

Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu - những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời.

Bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội.

  1. Tục thờ cúng tổ tiên

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xưa. Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao, đã làm cho tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết lý sâu sắc. Gia đình, gia tộc, và vấn đề “dương danh hiển gia” được đề cao.

Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén hương (nhang) lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất.

Trước tiên bàn thờ là nơi tưởng nhớ, nó như một thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho Mặt Trời, Mặt Trăng, hương là tinh tú. Từ những đặc tính cơ bản này, người Việt đã hội dần vào bàn thờ nhiều hình tượng phụ mang tính thiêng liêng khác. Khi phát hiện ra lửa, người ta nhận thấy chỉ có khói bay lên và dần dần khói lửa đã đi vào hội lễ, từ đó nảy sinh nến và hương trong việc tín ngưỡng.

  1. Ý nghĩa và các đồ thờ cần có

Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ); ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn (hoặc nến) tượng trưng cho Mặt Trời ở bên trái và Mặt Trăng ở bên phải. Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có khi sám hối...) người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.

Bộ đỉnh - hạc men rạn gốm sứ Bát Tràng cao cấp

Ngoài ra, trên bàn thờ gia tiên, tất cả các đồ thờ trang trí đều mang ý nghĩa tượng trưng cho ngũ hành – 5 yếu tố quan trọng cấu thành trong đời sống: thổ - hỏa – kim – thủy – mộc. Trong đó, bát nhang/bát hương đại diện cho hành thổ, trung tâm của ban thờ. Hoa, quả cúng và tro cốt trong bát nhang mang ý nghĩa là hành mộc. Nhang và đèn tượng trưng cho hành hỏa. Tiền vàng đại diện cho yếu tố kim và nước, rượu tượng trưng cho hành thủy.

Vì vậy, trên ban thờ nhất định phải có bát nhanh/bát hương, bình cắm hoa, bộ ly đựng nước, đĩa để hoa quả, đèn thờ, ống đựng nhang, bộ tam sên (3 hũ đựng gạo, muối, nước)… Ngoài ra, để thêm phần trang trọng, gia chủ có thể bày thêm bộ đỉnh – hạc phía sau bát nhang.

Đặc trưng của văn hóa nông nghiệp cũng được thể hiện ở trên bàn thờ tổ tiên của người Việt. Thông thường, ở ngay sau bát hương thường có một cái đỉnh ba chân, nắp đỉnh được vẽ hình con lân với ý nghĩa sức mạnh bề trên kiểm soát tinh thần con cháu khi đứng trước bàn thờ.

Bàn thờ tổ tiên luôn cần được thanh tịnh, sạch sẽ ngày thường không nên đụng chạm gây kinh động đến người đã khuất. Những ngày giỗ, Tết, để tưởng nhớ các bậc sinh thành, công ơn nuôi dưỡng, con cháu dâng đồ cúng: thịt cá, cơm canh, hoa quả…

  1. Đặt ban thờ ở đâu?

Trong mỗi gia đình, bàn thờ cúng tổ tiên được đặt ở vị trí trang trọng nhất, ngay chính gian giữa của ngôi nhà và trở thành nơi con cháu “trò chuyện” trong những ngày tuần, ngày giỗ, ngày Tết, hoặc khi có việc trọng đại... Có thể nói, mọi biến cố trong gia đình đều được gia chủ báo cáo với gia tiên. Việc hiện nay hầu hết các cặp cô dâu chú rể mới đều làm lễ vu quy hay nghinh hôn trước bàn thờ gia tiên cũng là một điểm rất độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Trước đây, bàn thờ gia tiên được đặt ngay tại gian nhà chính. Nếu nhà có điều kiện thì đồ thờ được sơn son thếp vàng; có đủ thần chủ bốn đời để thờ, đó là cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táo, trên đó đề tên, họ, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tiên. Nhà không có điều kiện thì cũng chỉ cần vài cây đèn nến là đủ. Trong việc thờ phụng tổ tiên, ngày giỗ hay còn gọi là kỵ nhật rất quan trọng. Đồ lễ dâng cúng gia tiên bao giờ cũng phải thanh khiết.

Đối với Việt Nam, quan hệ huyết thống khá phức tạp. Gia đình chỉ là một đơn vị độc lập tương đối bởi vì giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó lại tồn tại một quan hệ ràng buộc mà người ta gọi là họ hàng, dòng tộc. Và theo "quy định" huyết thống ấy, nhiều gia đình sẽ họp thành một ngành, nhiều ngành họp thành một họ. Mỗi họ có một ông Tổ chung.

Vì vậy, ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia, người Việt còn có ngày giỗ họ. Trưởng tộc là người được hưởng hương hỏa của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ. Mỗi họ đều có một cuốn gia phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong họ theo thứ tự để mọi người cùng dòng họ "vấn tổ tầm tông."

Con cháu trong một họ lập Từ đường để thờ vị Thủy tổ. Trên bàn thờ ấy có bài vị Thủy tổ dòng họ. Xưa kia bài vị thường được ghi bằng Hán tự, ngày nay có nhiều người dùng chữ Quốc ngữ để đề bài vị.

Hướng bàn thờ cũng được người Việt rất quan tâm. Thông thường hướng nhà theo đạo Phật thì hướng Nam là nơi của bát nhã, tức trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy dương khí.

Bộ đồ thờ gốm sứ men lam cao cấp Bát Tràng.

Nhiều khi cũng đặt bàn thờ hướng Tây vì người ta nghĩ hướng này hợp với sự đối đãi của âm dương, nên yên ổn và phát triển, nghĩa là vị thần được an tọa.

Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất, vẫn giữ nguyên. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.

  1. Cách chọn đồ thờ

Có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh mỗi gia đình “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do đó, khi cần sửa sang, lập ban thờ mới, gia chủ cần hết sức thận trọng lựa chọn các món đồ thờ phù hợp. Đặc biệt, tránh đồ thờ cong, vênh, sứt mẻ. Tùy theo điều kiện tài chính và sở thích của gia chủ, có thể sử dụng đồ thờ bằng kim loại hoặc gốm sứ. Tuy nhiên, đời sống ngày càng nâng cao, kinh tế cũng không còn khó khăn thì nên lựa chọn cho gia đình một bộ đồ thờ tốt, nhằm thể hiện trọn vẹn tấm lòng thành kính với tổ tiên.

Đồ thờ gốm sứ Bát Tràng, với truyền thống làng nghề lâu đời, tinh tế chắc chắn sẽ đem đến cho khách hàng những sản phẩm phù hợp: vừa sang trọng, vừa đảm bảo lưu truyền nét văn hóa truyền thống dân tộc qua từng hoa văn, họa tiết.

LIÊN HỆ TƯ VẤN VÀ MUA ĐỒ THỜ: 033 815 2222

 

Góc gốm Bát Tràng khác