Trà là loại thức uống đơn thuần nhưng có nhiều tác dụng trong chữa bệnh và phòng bệnh. Tuy vậy, cần lưu ý những nguyên tắc uống trà để đảm bảo sức khỏe.

1. Trà có lợi thế nào cho sức khỏe?

Bác sĩ CKII Huỳnh Tấn Vũ - giảng viên khoa y học cổ truyền, Trường đại học Y Dược (TP.HCM) - cho biết các loại trà người Việt Nam dùng không những là thức uống đơn thuần mà còn có tác dụng phòng và chữa bệnh.

Mỗi loại trà có tính chất và tác dụng khác nhau.

Phổ biến nhất là trà xanh. Thành phần chính trong trà bao gồm nhóm hợp chất polyphenol có khả năng ức chế các gốc tự do oxy, do đó có tác dụng chống được các bệnh ung thư và làm chậm quá trình lão hóa.

Trà có nhiều tác dụng với sức khỏe. Ảnh ST

Ngoài ra còn có caffeine kích thích nhẹ thần kinh trung ương, hệ hô hấp và tim mạch, tạo cảm giác sảng khoái, dễ chịu, kích thích hoạt động của thận và tăng cường sự lưu thông máu.

Nhờ đó giúp cơ thể nhanh chóng thải bỏ các sản phẩm thừa của sự trao đổi chất, tăng cường sự trao đổi chất và sự hấp thụ oxy trong cơ thể.

Theo y học cổ truyền, trà có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu hóa tốt, lợi tiểu, định thần... Dùng ngoài nấu nước ngâm rửa vết bỏng hay lở loét có tác dụng sát khuẩn, chóng lên da non...

Ngoài trà xanh, nhiều gia đình thường có thói quen dùng các loại trà vối. Đây là loại cây mọc nhiều ở vùng nhiệt đới.

Ở nước ta, từ lâu cây vối được người dân dùng làm trà uống giải khát. Lá vối có tác dụng kiện tì, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng, chát trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, tinh dầu vối có tính kháng khuẩn nhưng đặc biệt không hại vi khuẩn có ích trong ruột.

Ngoài ra, theo Đông y, vối có vị hơi chát, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt giải biểu, tiêu trệ, sát khuẩn. Dân gian thường dùng lá, vỏ, thân, hoa làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng.

Tiếp đến là trà hoa cúc, cúc hoa còn gọi là cam cúc hoa, bạch cúc hoa, cúc hoa trắng, cúc điểm vàng, hoàng cúc. Thành phần chủ yếu có trong tinh dầu hoa cúc là bisabolol (levomenol), có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và chống vi khuẩn.

Không những vậy, hoạt chất này còn giúp phái nữ sở hữu làn da rạng ngời hơn. Chúng được dùng như thành phần dưỡng da, giúp giảm bong tróc và kích thích quá trình tự phục hồi của da.

Trà atiso: atiso có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận.

Atiso đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ nhiều thế kỷ cho việc khắc phục các vấn đề cụ thể của lá gan và túi mật. Tại châu Âu, nó cũng được sử dụng cho các rối loạn về gan và túi mật.

    Hãy uống trà sau khi ăn

Bác sĩ Vũ lưu ý, khi uống các loại trà cần lưu ý một số nguyên tắc để bảo vệ sức khỏe

Đầu tiên tránh uống trà khi đói: Lý do là bởi trà sẽ xâm nhập phế làm cho tỳ vị bị lạnh. Người uống dễ rơi vào tình trạng cồn cào, nôn nao, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt… điều này rất nguy hiểm cho cơ thể.

Bên cạnh đó, cần tránh uống trà lạnh có thể gây đình trệ khí, phát sinh nhiều đờm tiết. Tránh pha trà để quá lâu dễ bị oxy hóa, nhiễm vi khuẩn có hại.

Đồng thời, tránh pha trà lại nhiều lần vì khi đó các nguyên tố vi lượng có trong trà sẽ không còn.

Ảnh ST

Ngoài ra, cần tránh uống trà trước bữa ăn vì nước trà sẽ làm loãng dịch vị hoặc tránh uống trà ngay sau bữa ăn bởi axit tannic có trong lá trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước trà cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt.

Do đó, hãy uống trà sau khi ăn khoảng 30 phút, điều này sẽ có lợi cho sức khỏe.

Đặc biệt lưu ý, tránh dùng nước trà để uống thuốc bởi axit tannic có trong lá trà sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.

2. Kinh nghiệm lưu ý uống trà để tốt cho sức khỏe

  • Pha trà đến đâu uống đến đó

Khi sử dụng trà, bạn nên pha một lượng vừa đủ, tránh pha quá nhiều vì trà khi để qua đêm sẽ bị chua, uống sẽ không còn ngon nữa. Ngoài ra, việc để trà quá lâu còn có thể sản sinh ra nhiều chất độc hại cho sức khỏe của bạn.

  • Uống trà khi mới pha

Để thưởng thức được một ly trà thơm ngon, bạn nên uống trà vào lúc mới pha vì khi đó hương vị của trà sẽ đậm đà và vẫn giữ được các thành phần chống oxy hóa giúp phát huy công dụng của trà một cách đáng kể.

  • Pha trà đúng cách

Quá trình pha trà sẽ có ảnh hưởng rất lớn hương vị và chất lượng của trà, thế nên khi pha trà, bạn hãy ủ lá trà vào bình nước sôi để giữ được màu sắc thu hút, đậm vị vốn có của trà.

  • Không pha trà với nước nguội hoặc nước quá nóng

Việc pha trà với nước quá nóng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến dạ dày cũng như sức khỏe răng miệng của bạn, song song đó, khi pha trà với nước nguội lại khiến ra mất đi hương vị thơm ngon vốn có bởi tinh dầu trong trà không tiết ra được.

Do vậy, bạn không nên pha trà với nước quá nguội hoặc quá nóng mà hãy pha trà trong nhiệt độ nước khoảng từ 75 đến 90 độ C để vừa giữa được hương vị mà cũng không gây hại cho sức khỏe.

  • Pha trà xanh với nước đóng chai

Bạn có thể dùng nhiều loại nước để pha trà, chỉ cần nước được đảm bảo vệ sinh an toàn. Tuy nhiên, để tốt hơn cho cơ thể, bạn nên pha trà xanh với nước đóng chai vì loại nước này đã được lọc các thành phần khoáng giúp các thành phần chống oxy hóa sẽ tan nhiều vào nước.

Trà pha trong ấm gốm sứ Bát Tràng sẽ đem lại hương vị khó quên.

  •  Pha trà với những loại thảo mộc khác

Ngoài việc thưởng thức tách trà truyền thống, bạn cũng có thể pha trà cùng với các loại thảo mộc khác như gừng, chanh,...

Một tách trà gừng không chỉ giúp bạn tăng cường miễn dịch, giảm đau, giữ ấm cơ thể mà còn có thể giúp giảm cân cực kỳ hiệu quả.

Bên cạnh đó, một ly trà chanh mật ong thơm ngon sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu những thành phần chống oxy hóa mang lại tác dụng có lợi cho sức khỏe.

  • Uống trà vào buổi sáng

Trong trà có chứa thành phần caffein mang đến sự tỉnh táo và tập trung cho người dùng. Tuy nhiên, việc sử dùng trà vào buổi chiều hoặc tối sẽ có thể khiến người dùng khó vào giấc ngủ.

Do vậy, buổi sáng chính là khoảng thời gian lý tưởng để bạn có thể thưởng thức một ly trà thanh mát giúp cơ thể tỉnh táo mà không gặp phải vấn đề mất ngủ.

  • Uống trà với lượng vừa phải

Mặc dù uống trà có thể sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn nhưng việc uống quá nhiều trà trong đó có trà xanh sẽ có thể dẫn đến tình trạng say trà gây buồn nôn, khó tập tập hoặc có thể khiến bạn gặp vấn đề mất ngủ kéo dài.

Vì thế, bạn nên uống trà với một lượng vừa phải để có thể hấp thu tốt nhất dưỡng chất của loại thức uống này.

  • Không uống trà với thuốc

Trong quá trình điều trị bệnh, bạn không nên uống trà cùng với thuốc bởi trong trà chứa nhiều hợp chất nếu kết hợp với các thành phần của thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc đối với cơ thể của bạn.

  • Không uống trà vào lúc đói

Một điều cần lưu ý, đó chính là bạn không nên sử dụng trà vào lúc đói vì trà sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua khiến bạn mất đi cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, việc uống trà trước khi ăn còn gây ra tình trạng nôn mửa, chóng mặt cho một số người thể trạng yếu.

  • Không uống trà trước khi đi ngủ

Như đã nói, trong trà có chứa hàm lượng caffein khá cao có thể mang đến sự tỉnh táo, tập trung nhưng cũng khiến người dùng gặp vấn đề khó ngủ.

Do vậy, bạn không nên uống trà trước khi ngủ mà hãy uống cách khung giờ ngủ từ 1 đến 2 tiếng nhé!

  • Không uống trà thay nước

Trà mang đến cho chúng ta nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng việc uống trà và uống trà thay cho nước vì nước lọc.

Theo các chuyên gia, chúng ta chỉ nên uống từ 2 đến 3 cốc trà mỗi ngày, tương đương 100 đến 750mg để có thể hấp thu các dưỡng chất có trong trà một cách tối ưu nhất.

  • Những tác dụng phụ khi uống quá nhiều trà

- Thiếu sắt: Trà chứa nhiều caffein và tanin, nếu uống quá nhiều có thể làm giảm quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Tanin trong trà liên kết với sắt trong thực phẩm, khiến cơ thể không thể hấp thụ. Do đó, uống quá nhiều trà có thể gây thiếu sắt.

Ngoài ra, các nghiên cứu lưu ý người ăn chay nên hết sức cẩn thận, vì chất tanin trong trà cản trở mạnh mẽ sự hấp thụ sắt từ thực vật.

- Cản trở giấc ngủ: Quá nhiều trà có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ vì trà chứa nhiều caffein.

Uống nhiều trà sẽ ức chế mạnh mẽ hoóc môn ngủ melatonin, dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém.

- Ợ nóng: Caffein gây ra chứng ợ nóng và có thể làm trầm trọng thêm chứng trào ngược axit ở nhiều người.

Do caffein làm giãn cơ vòng thực quản dưới, cho phép axit dạ dày dễ chảy vào thực quản hơn.

- Đau đầu mạn tính, chóng mặt: Uống trà cả ngày cũng có thể gây đau đầu kinh niên nghiêm trọng và cả chóng mặt, vì quá nhiều caffein sẽ kích hoạt tình trạng này, theo Times Now News.

 

Tổng hợp

Góc gốm Bát Tràng khác