NGÂM RƯỢU VỚI CÂY ĐINH LĂNG TỐT CHO SỨC KHỎE
Được ví như một loại nhân sâm của người Việt, từ lâu, các bộ phận của cây Đinh lăng đã được các thầy thuốc Đông y và người dân sử dụng làm món ăn, thuốc trị bệnh. Đặc biệt là củ, rễ cây Đinh lăng ngâm rượu có nhiều tác dụng bồi bổ cơ thể.
- Cây Đinh lăng là gì?
Cây Đinh lăng có tên khoa học: Tieghentopanax fruiticosus (L.) R. Vig, Polyscias fruticosa (L.) Harms (Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L) Miq. Cây thuộc họ Araliaceae ngũ gia bì.
Trong dân gian, Đinh lăng được biết đến phổ biến hơn với vai trò là vị rau sống, đặc biệt là ăn cùng với gỏi cá. Nên còn có tên gọi khác là Cây gỏi cá, cây nam dương sâm.
Đặc điểm: Đinh lăng là loại cây thân nhỏ vỏ nhẵn không có gai. Cây không quá cao thường từ 0.8-1.5m; lá cây xẻ long chim, kép 3 lần dài từ 20-40cm, lá có răng cưa và có mùi thơm đặc trưng. Cây Đinh lăng có hoa và quả. Hoa nhỏ, hình chùy 7-18mm. Quả dẹt, có vòi dày 1mm dài từ 7-8mm.
Lá đinh lăng dùng làm gia vị, rau thơm. Ngâm rượu đinh lăng hoặc làm thuốc sẽ sử dụng rễ hoặc củ. Thân, cành cũng được tận dụng làm thuốc trong Đông Y.
Cây đinh lăng có nhiều giá trị với sức khỏe và là món ngâm rượu được nhiều người ưa dùng.
Các thành phần hóa bổ dưỡng có trong cây đinh lăng như: acid amin (lyzin, methonin, cystein…), các loại vitamin (B1,B2,B6), alcaloid và 8 loại saponin trong đó có nhiều loại được tìm thấy trong củ của nhân sâm. Vì chứa nhiều tinh chất quý nhưng giá rẻ nên Đinh lăng còn được gọi là “nhân sâm cho người nghèo”.
Ở Việt Nam, Đinh lăng được trồng ở khắp các địa phương trong cả nước. Chỉ cần có 1 khoảng đất nhỏ, là bạn có thể trồng cây đinh lăng phát triển.
Hiện, cả nước có khoảng 6 loại Đinh lăng khác nhau:
Đinh lăng lá to
Đinh lăng lá tròn
Đinh lăng lá răng
Đinh lăng lá nhỏ
Đinh lăng đĩa
Đinh lăng viền bạc
Trong đó Đinh lăng lá nhỏ phổ biến và dùng nhiều làm thuốc hoặc ngâm rượu đinh lăng, 5 loại còn lại được dùng nhiều để làm cảnh và gần như không có giá trị làm thuốc. Vì thế nếu không có kinh nghiệm chọn mua đinh lăng rất dễ mua phải hàng “dỏm”, không có giá trị về mặt dược liệu.
- Công dụng của ngâm rượu đinh lăng
“Nhân sâm cho người nghèo” có công dụng gì khi ngâm rượu là câu hỏi mà ai cũng đặt ra khi muốn tìm hiểu và sử dụng. Tất cả các bộ phận của cây Đinh lăng như: lá, thân, củ, rễ đều là vị thuốc trong Đông y. Trong đó, bản thân củ đinh lăng đã được dùng để làm thuốc và có nhiều công dụng để chữa bệnh hơn cả.
Khi ngâm với rượu, đinh lăng ngâm rượu mang đến những tác dụng sau:
- Giúp đào thải độc tố cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng và thể trạng
- Tăng cường độ dẻo dai, đặc biệt những ai thường xuyên tập thể dục, thể hình hoặc tập gym
- Mang lại tâm trạng phấn chấn, nâng cao hiệu suất làm việc
- Giúp giảm tình trạng đau nhức hoặc viêm xương khớp
- Giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc
- Tiêu viêm, chống độc, hỗ trợ người thường xuyên bị mẩn ngứa
Đặc biệt sử dụng rượu ngâm Đinh lăng còn có khả năng tăng cường chức năng sinh lý
Nếu không dùng để ngâm rượu, các bài thuốc từ đinh lăng còn có những tác dụng như:
- Hỗ trợ người bị đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối
- Giúp thông tắc tia sữa
- Kết hợp với hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh để làm bài thuốc bổ máu
- Cách sử dụng rượu đinh lăng
Ngâm rượu đinh lăng dễ, sử dụng sao cho đúng cách và hiệu quả mới khó. Mọi người gần như chỉ sử dụng mà ít quan tâm đến uống như nào cho đúng cách.
Rượu được ngâm từ củ đinh lăng dù rất bổ dưỡng tuy nhiên nếu lạm dụng và sử dụng không đúng cách sẽ gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi và chóng mặt. Do vậy cần sử dụng đúng liều lượng.
Rượu đinh lăng nên sử dụng khoảng 80-90ml mỗi ngày. Chia là 2 lần, nên sử dụng kèm bữa ăn không sử dụng khi bụng đói. Phụ nữ mang thai và trẻ em không nên sử dụng. Người bị dị ứng hoặc không hợp với thành phần của đinh lăng cũng nên cân nhắc.
Ngâm rượu đinh lăng không phải là thuốc, không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Người mắc bệnh mãn tính, hoặc bệnh lý nên vẫn nên tuân thủ theo sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
- Cách ngâm rượu với Đinh lăng:
Đinh lăng là một trong những dược liệu ngâm rượu để cải thiện sức khỏe, tăng sức bền, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tăng chí nhớ, tăng cường sinh lý.
Cây đinh lăng hiện nay vẫn còn khá phổ biến ở Việt Nam, để tìm và ngâm 1 bình rượu đinh lăng cũng không quá khó khăn. Điều quan trọng là chúng ta có biết cách chế biến và sử dụng vị thuốc này sao cho hiệu quả.
Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách ngâm rượu đinh lăng hiệu quả nhất.
- Chọn nguyên liệu ngâm rượu đinh lăng
Khi ngâm rượu đinh lăng, bước quan trọng đầu tiên cần phải làm là phải lựa chọn được các nguyên liệu tốt, đạt chuẩn. Các bạn nên tham khảo và chọn các nguyên liệu cần thiết theo các tiêu chí sau đây:
+ Chọn củ đinh lăng:
Việc chọn được một củ đinh lăng tốt, đảm bảo chất lượng có quyết định lớn đến chất lượng bình rượu mà bạn ngâm. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại củ đinh lăng là đinh lăng lá nhỏ và đinh lăng lá to. So với đinh lăng lá to thì củ đinh lăng lá nhỏ được ưa chuộng hơn cả. Đinh lăng càng già, sống càng nhiều năm thì tác dụng của nó sẽ càng tăng. Thông thường, các loại củ có tuổi đời từ 3 – 5 năm và có khối lượng từ 1kg trở lên là phù hợp nhất. Tuy nhiên, giá cả của nó cũng sẽ có phần đắt hơn những loại đinh lăng vừa mới được trồng.
Thêm vào đó, vì lợi nhuận mà có không ít người bán củ đinh lăng giả, không đảm bảo chất lượng. Chính vì thế, bạn hãy cố gắng tìm mua những củ đinh lăng phù hợp ở những nơi uy tín. Điều này sẽ giúp người sử dụng tránh được tình trạng tiền mất tật mang.
+ Cách chọn rượu ngâm đinh lăng:
Bên cạnh đinh lăng, rượu cũng là nguyên liệu quan trọng. Để có được bình rượu đinh lăng ngon, bạn nên chọn và sử dụng loại rượu có nồng độ cồn từ 40 – 45 độ. Vì khi sử dụng rượu ở nồng độ này sẽ giúp cho màu sắc của củ đinh lăng được đẹp, đồng thời có thể ép được các dưỡng chất trong củ đinh lăng. Nếu như rượu càng nhẹ độ, màu vàng của rượu sau khi ngâm sẽ càng nhạt, độ càng tăng thì màu vàng càng đậm. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu rượu càng nặng độ thì khả năng ép các dưỡng chất có trong đinh lăng càng lớn, tác dụng của nó càng tăng. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên dùng loại rượu có nồng độ cồn cao hơn 45 độ. Vì rượu nặng quá sẽ khiến đinh lăng bị thâm lại, đồng thời làm giảm chất lượng của rượu thuốc.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn loại rượu được nấu thủ công bằng men ta hoặc rượu ngô men rừng. Nó không những đảm bảo an toàn cho người dùng mà còn làm tăng tác dụng, hương vị của bình rượu thuốc.
+ Chọn bình để ngâm rượu thuốc:
Với bình ngâm rượu, tùy vào sở thích của mỗi người mà có thể sử dụng các loại bình với các hình dạng khác nhau. Khi ngâm, nên ngâm rượu trong bình gốm sành hoặc lọ thủy tinh, vì ngâm rượu thuốc trong bình nhựa có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Các bình ngâm rượu cũng nên chọn bình tốt, không nên sử dụng bình thủy tinh hoặc bình gốm sứ Trung Quốc giá rẻ vì nguyên liệu làm bình vẫn chưa xử lý hết chì.
Ngoài ra, phải lựa chọn bình có miệng rộng đủ để đặt củ đinh lăng vào. Hiện nay, nhiều gia đình ngâm rượu đinh lăng vừa là để sử dụng, vừa để làm cảnh. Do đó, tùy vào điều kiện kinh tế gia đình mà có thể lựa chọn các loại bình cho phù hợp.
- Hướng dẫn các bước ngâm rượu đinh lăng tươi và khô
Để ngâm rượu đinh lăng, bạn có thể lựa chọn ngâm đinh lăng tươi hoặc đinh lăng khô. Ở mỗi dạng khác nhau thì cách ngâm cũng có sự khác biệt đôi chút. Cụ thể như sau:
- Ngâm rượu đinh lăng tươi:
Trước khi ngâm rượu, củ và rể đinh lăng mang đi rửa thật sạch. Để rượu sau khi ngâm không có mùi tanh, bạn hãy cạo thật sạch vỏ ở phần cuối của gốc để cho các chất phôi của củ được tiết ra dễ dàng.
Sau khi rửa, để củ đinh lăng thật ráo nước rồi mới bỏ vào bình. Bạn có thể cắt nhỏ hoặc ngâm nguyên củ để tăng tính thẩm mỹ cho bình rượu thuốc. Nếu có điều kiện, có thể cho thêm sâm cau hoặc bạch tật lệ vào để ngâm cùng.
+ Đổ rượu vào sao cho chúng ngập hết phần củ ở trong bình và đậy nắp kín. Lưu ý là với khoảng 1kg đinh lăng bạn chỉ nên đổ 3 – 4 lít rượu. Bởi cho nhiều rượu quá thì sau khi ngâm, rượu thuốc sẽ nhạt vị và làm giảm mất tác dụng của chúng.
Đặt bình rượu ở nơi khô ráo, không có ánh sáng mặt trời. Sau khoảng 30 ngày, khi thấy rượu thuốc ngả sang màu vàng là có thể sử dụng.
- Cách ngâm rượu đinh lăng khô
Với đinh lăng khô, bạn có thể chọn một trong 2 cách ngâm rượu sau đây:
+ Cách ngâm truyền thống:
Củ đinh lăng đem đi thái lát, phơi khô. Thông thường, để thu được khoảng 1kg đinh lăng khô cần dùng đến khoảng 4kg củ đinh lăng tươi và phơi khoảng 5 – 6 nắng là có thể dùng được.
Khi đinh lăng đã phơi khô, cho chúng vào chảo, bắc lên bếp và sao vàng với ngọn lửa lớn khoảng 5 phút. Chờ cho nguội rồi để chúng vào bình.
Sau đó đổ rượu vào. Lưu ý là lượng rượu cho vào bình khi ngâm đinh lăng khô sẽ lớn hơn lượng rượu khi ngâm với đinh lăng tươi. Cứ mỗi 1kg củ đinh lăng khô, bạn nên ngâm với khoảng 7 – 8 lít rượu. Khi ngâm với lượng rượu này, hoạt chất Saponin sẽ được khử bớt.
So với ngâm đinh lăng tươi, thời gian ngâm đinh lăng khô sẽ lâu hơn. Bạn cần phải chờ khoảng chừng 3 tháng thì mới có thể sử dụng.
+ Ngâm rượu đinh lăng khô theo cách ngâm của Đông y:
Củ và rễ đinh lăng sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch, thái nhỏ, phơi âm can. Nghĩa là phơi khô dưới nắng 5 lần và phơi trong bóng râm 2 lần.
Chuẩn bị thêm một bát nước vo gạo nếp đặc.
Cho đinh lăng khô vào cái chảo lớn, bắc lên bếp vừa vẩy nước vo gạo vừa sao vàng trong khoảng 5 – 7 phút. Khi thấy đinh lăng vàng cạnh thì tắt bếp, chờ cho nguội.
Đổ nguyên liệu đinh lăng khô đã sao vàng với nước vo gạo vào bình, cho rượu vào để ngâm với tỷ lệ 1kg đinh lăng khô ngâm với 10 – 12 lít rượu rồi đậy nắp kín.
Chờ khoảng 3 tháng, khi thấy các dưỡng chất trong đinh lăng tan ra hết là có thể sử dụng.
Mặc dù cả 2 cách ngâm rượu đinh lăng ở dạng tươi và khô đều mang lại những tác dụng tốt. Nhưng nhiều người vẫn chuộng cách ngâm khô hơn do uống sẽ ngon hơn và thơm hơn.
- Một số lưu ý khi sử dụng rượu ngâm đinh lăng
Trong quá trình ngâm cũng như sử dụng rượu đinh lăng, bạn cần chú ý một số điều sau đây:
Trong đinh lăng có thành phần lớn chất Saponin. Nếu sử dụng nhiều, nó có thể khiến người bệnh chóng mặt, tụt huyết áp, nôn mửa… Vì thế bạn không nên dùng quá nhiều rượu thuốc. Mỗi ngày uống khoảng 3 – 4 ly nhỏ là phù hợp.
Tránh dùng rượu đinh lăng hoặc áp dụng các bài thuốc từ cây đinh lăng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vì nếu dùng vào thời điểm này, đinh lăng sẽ gây hưng phấn và khiến người dùng khó ngủ.
Để rượu thuốc phát huy được hiệu quả, cần ngâm chúng trong thời gian nhất định. Với rượu ngâm củ đinh lăng tươi, phải ngâm chúng khoảng 1 tháng và 3 tháng trở lên đối với đinh lăng khô.
Ngoài ra, để tăng tác dụng, bạn có thể ngâm đinh lăng kết hợp với các loại thảo dược khác. Tuy nhiên, cần phải chú ý lựa chọn những loại thảo dược nào phù hợp với rượu và đinh lăng.
Ad (Tổng hợp)
Góc gốm Bát Tràng khác
Góc gốm Bát Tràng
Hỗ trợ trực tuyến
-
Mr Tuyên
Thống kê truy cập
- Đang truy cập 7
- Trong ngày 43
- Hôm qua 376
- Truy cập nhiều nhất 4159
- Tổng truy cập 1423842