1. Tranh tứ cảnh

Có thể nói, bộ tứ cảnh 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông với Tùng – Cúc – Trúc – Mai đã trở thành một trong những biểu tượng quen thuộc và phổ biến của người dân Việt Nam. Người treo tranh tứ quý không chỉ là để trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa mong cầu may mắn, phú quý, sung túc và mang cả những yếu tố phong thủy trong đó. Mỗi bức tranh là một loài cây, loài hoa tương ứng đại diện cho một mùa trong năm. Và đại diện cho nhiều khí phách của con người: trung thực, khảng khái, sức sống mãnh liệt…

Tranh tứ cảnh gốm sứ Bát Tràng

Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: cây trúc, hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây thông (tùng). Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)…

Tứ quý trong vai trò là biểu tượng của bốn mùa được hình thành ở những vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu Á như Việt Nam Về sau, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ thuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nền văn hoá khác kế cận. Cho tới nay, tứ quý trở thành một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, biểu tượng này còn được cộng đồng người Hoa và người Việt ở nước ngoài lưu giữ. Tứ quý được xem như một biểu tượng quan trọng trong văn hoá truyền thống.

Còn một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên biểu tượng trang trí của tranh tứ quý đó là quan niệm về bộ tứ của người phương Đông đã được hình thành từ hàng nghìn năm qua. Lối tư duy này được người Hán sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất. Đầu tiên phải kể đến là biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Thứ hai là tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh – những kinh sách quan trọng của người Trung Hoa và cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn hiến Trung Hoa. Thông qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành nên Tứ đại danh sơn – nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn, Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn. Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ tát, tứ thiên vương…

Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức… Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc. Trong bộ bài, bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứ quý hay tứ tử trình làng. Người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc phần thắng và tứ quý được xem như một biểu hiện của sự may mắn.

Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.

Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý không chỉ để trang trí trong nhà hay để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn, sung túc cho gia đình.

  1. Tranh sơn thủy

Tranh sơn thủy được biết là thể loại tranh chuyên vẽ về chủ đề núi và nước. Dễ nhận thấy được ở bức tranh này là các bức tranh phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ. Chỉ cần nhìn bức tranh này thôi là bạn cũng đã cảm nhận được sự thư thái, thoải mái. Với bức tranh sơn thủy thường có kích thước lớn để có thể lột tả được sự hùng vĩ của phong cảnh. Bức tranh này vô cùng phù hợp để đặt trong cách không gian rộng rãi như phòng khách. Chính sự hài hòa của bức tranh này sẽ giúp không gian sống nhà bạn điều hòa âm dương, xua đuổi tà khí đem đến sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.

  1. Tranh hoa sen

Hoa sen không phải ngẫu nhiên lại được chọn làm quốc hoa của nước Việt. Đây là loài hoa mang biểu tượng cho sự thuần khiết mà thanh cao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Sở hữu vẻ đẹp thoát tục của hoa sen tượng trưng cho lòng độ lượng, từ bi bác ái vì gần với Đức Phật. Khi gia chủ chọn tranh hoa sen là bức tranh phong thủy lí tưởng có thể treo ở phòng khách, phòng làm việc để giúp tâm hồn thư thả, tĩnh tâm, sáng suốt. Bên cạnh đó tranh hoa sen còn giúp bạn xua đuổi những điều không may mang đến nhiều khí vượng, sức khỏe cho chủ nhân.

  1. Tranh thuận buồm xuôi gió

Tranh phong thủy thuận buồm xuôi gió rất hay được treo trong phòng khách của gia chủ làm nghề buôn bán, ý nghĩa của bức tranh cũng chính là hình ảnh con thuyền như sinh mệnh và tiền tài của gia chủ lênh đênh trên biển cả cuộc đời nhưng vẫn dong buồm chèo lái xuôi theo chiều gió tiến về phía trước. Tranh phòng khách thuận buồm xuôi gió không chỉ đem đến tiền tài mà cả sức khỏe tốt đến tất cả các thành viên trong gia đình.

  1. Tranh mã đáo thành công

Mã đáo thành công có ý nghĩa may mắn quay trở về với giá chủ. Mã có nghĩa là ngựa là loại vật tượng trưng cho sự trung thành nó có ý nghĩa rất lớn với con người thời xưa, loài ngựa còn là loài vật có sức khỏe rất tốt. Phòng khách treo tranh mã đáo thành công mang lại vượng khí cho căn nhà, xua tan khí âm mang lại hạnh phúc và sức khỏe cho gia chủ.

Tranh Mã đáo thành công vẽ 4D

  1. Tranh Lý ngư vọng nguyệt

Lý ngư vọng nguyệt hay cá chép trông trăng cunngx là một trong những bức họa phổ biến của văn hóa dân gian Việt Nam. Tranh Lý ngư vọng nguyệt đại diện cho thủy khí dồi dào liên tục, vạn sự viên mãn. Chính vì vậy, tác dụng kích tài lộc và công danh rất tốt. Tranh nên treo trong thư phòng, phòng khách theo hướng 2 chú cá (1 đực, 1 cái) hướng vào nhau. Tranh treo hướng về hướng nam hoặc đông nam là tốt nhất.

Tranh nên treo tại các vị trí như: phòng khách (gần lục bình), gần hồ cá, gần hòn non bộ... Tính thuỷ tương sinh với nhau. Hoặc tại phòng làm việc, thư phòng, phòng thờ gia tiên...

  1. Tranh phong cảnh quê hương, làng quê Việt Nam

Nhắc đến quê hương là nhắc đến phong cảnh hữu tình con trâu, ruộng lúa, bờ tre, gốc đa và cánh cò… Nó biểu tượng cho tinh thần chất phác, nhẹ nhàng nhưng cũng vô cùng sâu lắng.

Gác lại những bộn bề bên ngoài khung cửa, bức tranh quê hương sẽ mng đến cho chúng ta cảm giác nhẹ nhàng, thư thái sau một ngày dài lao động, căng thẳng.

Tranh về phong cảnh làng quê hữu tình, mang đến sự an nhiên, nhẹ nhàng cho cuộc sống.

Các dòng tranh trên đều được nghệ nhân gốm sứ Bát Tràng thể hiện thành công trên chất liệu gốm sứ hết sức sinh động phong phú.

Gốm sứ Hà Thành tổng hợp từ báo Việt Nam net (VietNamnet.vn)

 

Góc gốm Bát Tràng khác