Đồ sứ bị nhiễm chì có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trong khi sử dụng. Nhưng để cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian trong quá trình nung các sản phẩm từ gốm sứ và để chúng có hoa văn đẹp mắt nhiều nhà sản xuất đã cho thêm chì vào trong quá trình nung nấu. Dưới đây là bí quyết phân biệt đồ sứ nhiễm chì.

Theo thống kê của cục Quản lý Chất lượng Sản phẩm (Bộ Khoa học và Công nghệ) trên thị trường hiện có tới 80% sản phẩm bát đĩa, cốc, bình nước uống...bằng gốm sứ, thủy tinh, pha lê có nguồn gốc xuất sứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các sản phẩm này lại được gắn nhãn mác của các nước Tây Âu như: Đức, Pháp, Ý...với giá bán cao ngất ngưởng. Đặc biệt, là các sản phẩm này thường có hàm lượng chì vượt mức quy định, có khả năng gây nguy cơ nhiễm độc cao cho người tiêu dùng.Theo thống kê của cục Quản lý Chất lượng Sản phẩm (Bộ Khoa học và Công nghệ) trên thị trường hiện có tới 80% sản phẩm bát đĩa, cốc, bình nước uống...bằng gốm sứ, thủy tinh, pha lê có nguồn gốc xuất sứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các sản phẩm này lại được gắn nhãn mác của các nước Tây Âu như: Đức, Pháp, Ý...với giá bán cao ngất ngưởng. Đặc biệt, là các sản phẩm này thường có hàm lượng chì vượt mức quy định, có khả năng gây nguy cơ nhiễm độc cao cho người tiêu dùng.

Càng nhiều hoa văn, càng độc

Giải thích về vấn đề này, TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm cho biết, các thí nghiệm cho thấy đồ gốm sứ hoa văn càng sặc sỡ thì hàm lượng chì càng lớn.

Bởi thủy tinh nung trên 1.000 độ C thường không có màu. Ly cốc tách đẹp rực rỡ là do nhà sản xuất cho thêm chì vào vừa tạo màu, vừa giảm nhiệt độ nung để tiết kiệm năng lượng. Chì còn được tráng bên ngoài để nhờ tính chất truyền sáng làm đồ thủy tinh đẹp long lanh. Nguy hiểm nhất là những sản phẩm có hình in sát mép cốc vì chì dễ xâm nhập vào cơ thể khi người sử dụng ăn, uống, đặc biệt là trẻ nhỏ.


Tỉnh táo khi chọn bát đĩa gốm sứ

Ngoài ra, đồ gốm sứ tráng men thủ công nếu nung ở nhiệt độ thấp cũng có thể gây nhiễm độc chì cho người dùng. Nguyên nhân là vì thông thường, gốm phải nung ở nhiệt độ từ 1.200 - 1.500 độ C. Nhưng nếu pha thêm chì chỉ cần nung ở 800 - 1.100 độ C đã được một lô thành phẩm, vừa tiết kiệm được năng lượng, vừa có sản phẩm hoa văn đẹp mắt.

Vì vậy, những sản phẩm nung thủ công càng rẻ tiền thì quy trình càng không chuẩn, thậm chí bị cắt giảm để tiết kiệm thời gian, chi phí nên đồ càng độc. Những sản phẩm độc hại này càng thôi nhiễm chì cao nếu đựng đồ ăn nóng, chua, nước hoa quả... bởi ở nhiệt độ cao, có axít, kiềm muối sẽ làm chì nhanh chóng giải phóng, thôi nhiễm vào thức ăn và gây độc cho cơ thể.

Cũng theo TS. Nguyễn Duy Thịnh, nên cẩn trọng với những ly, cốc được thiết kế riêng độc đáo làm quà tặng hiện đang được nhiều người ưa chuộng bởi hoa văn được dán, vẽ lên men phải nung ở nhiệt độ thấp để giữ màu nên không loại bỏ được độc tố chì trong sứ.

Thử độ độc với giấm và nước

TS. Trần Hồng Côn, Khoa Hóa (ĐHQG Hà Nội) cho rằng, hàm lượng chì trong đồ thủy tinh lớn, gặp điều kiện thuận lợi có thể thôi ra, thâm nhập và tích lũy trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, máu, gây nhiễm độc nặng, thậm chí tử vong. Nếu tiếp xúc với môi trường axít, kiềm hoặc nhiệt độ cao các nguyên tử bề mặt có xu hướng tách ra hòa lẫn vào thực phẩm, nước. Nhiệt càng cao, chì càng bị kích hoạt tách ra nhiều hơn.

Hàm lượng chì ở ly, cốc, bát đĩa có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa và qua da khi người cầm, nắm sản phẩm.

Để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, TS. Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo nên mua bát đĩa gốm sứ chất lượng cao, màu trắng, ít hoa văn, trơn nhưng không quá bóng loáng.
 
Nên dùng hàng có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng, ghi rõ hàm lượng chì (nếu có) trên bề mặt.

Hạn chế dùng bát đĩa tráng men màu trong lòng bát. Khi thấy bát đĩa sần sùi, bong tróc lớp men bóng, hoặc rạn thì nên mua bát mới (bởi men chì nhanh bị mài mòn, hàng chợ càng chóng bị bong tróc men, phai màu và hàm lượng chì thoát ra nhiều và ngấm hết vào thức ăn, rất nguy hiểm cho người dùng).

Không dùng bát đĩa gốm sứ để làm chín thức ăn trong lò vi sóng vì nhiệt độ trong lò làm chất độc trong gốm sứ dễ tan hơn. Không nên để dưa chua trong đồ gốm sứ, mà nên để trong lọ thủy tinh.

Với đồ thủy tinh, tránh những đồ long lanh, bắt mắt. Chỉ nên dùng sản phẩm thủy tinh không có lớp sơn bọc lòe loẹt ở ngoài (vì lớp tráng có thể nhiễm chì). Nên dùng hàng có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng, ghi rõ hàm lượng chì (nếu có) trên bề mặt.

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể kiểm tra độ nung và kim loại nặng độc của bát đĩa gốm sứ bằng cách: Ngâm bát vào dung dịch giấm ăn, nếu bát có dấu hiệu trắng ra hoặc giấm đổi màu thì không nên dùng. Hoặc đổ một ít nước vào chỗ không tráng men (có thể là đế bát), nếu hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt. Nếu bát không hút nước là bát tốt.

Với đồ thủy tinh, sản phẩm chứa chì độc hại thường khi gõ vào nghe tiếng rất vang như đồ kim khí. Hàng thủy tinh nguyên chất không có tiếng kêu coong coong.

TS. Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục ATVSTP (Bộ Y tế) cũng khuyến cáo không nên sử dụng cốc, ly thủy tinh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ly cốc, bao gói thực phẩm bằng nhựa nên chọn loại màu trắng chuyên dành cho thực phẩm.

Theo Edu.go

 

Góc gốm Bát Tràng khác